Liệu blockchain có thể trở thành một giải pháp bền vững trong 2023?

Vai trò của Blockchain trong việc cải thiện môi trường có thể vượt xa các ý niệm về energy footprints và carbon credits

Chưa bao giờ trong lịch sử thế giới mà tính bền vững về môi trường đối với các doanh nghiệp lớn lại quan trọng như thế này. Hành tinh này đang có nhiều dấu hiệu thay đổi mạnh mẽ và công chúng đang kêu gọi trách nhiệm giải trình cao hơn từ tất cả các ngành công nghiệp. 

Thông thường, blockchain được nhìn nhận là một phần của vấn đề môi trường. Nhưng công nghệ này hoàn toàn có thể hỗ trợ quá trình chuyển đổi toàn cầu cần thiết cho một tương lai bền vững hơn.

Các tiềm năng có thể khai thác từ các blockchain bền vững là rất lớn. Tất nhiên, vẫn còn những thách thức cần giải quyết, nhưng các blockchain bền vững đang được đón nhận ngày một tích cực hơn.

2022: Chủ đề ‘bền vững‘ đã được thảo luận như thế nào?

Ngày nay, tầm quan trọng của các hoạt động kinh doanh bền vững về mặt sinh thái đã trở thành trọng tâm của nhiều cuộc thảo luận phổ biến. Các công ty nổi tiếng vội vàng tuyên bố rằng họ đang tung ra nhiều chương trình khác nhau để giải quyết vấn đề về tính bền vững và trong nhiều trường hợp, họ làm đúng những gì họ nói. 

Tuy nhiên, có một số doanh nghiệp vẫn thường ẩn đằng sau các số liệu không rõ ràng và các mục tiêu diễn giải hơn một chút. Việc thiếu sự giám sát minh bạch hoặc các tiêu chuẩn rõ ràng đang làm trầm trọng thêm vấn đề này.

Một số công ty đã bị chỉ trích vì cộng đồng đã nhìn ra bản chất trong những nỗ lực của họ để trở nên “xanh hơn” chỉ đơn thuần là cải thiện hình ảnh truyền thông của họ (còn được gọi là “greenwashing“). Điều này đã gieo rắc sự ngờ vực trong cộng đồng…

Khái niệm ‘blockchain bền vững‘ liệu có tồn tại?

Công nghệ blockchain thường bị kỳ thị vì gánh nặng của chúng đối với môi trường. Mặc dù, đúng là bản thân Bitcoin và bằng chứng công việc (PoW) có gây ra những tác động đáng kể lên hệ sinh thái, nhưng các bằng chứng cổ phần (PoS) tiết kiệm năng lượng hơn cũng đang dần trở nên phổ biến hơn rất nhiều. Ví dụ gần đây nhất: mạng Ethereum gần đây đã nâng cấp lên PoS, chứng kiến mức sử dụng năng lượng của Ethereum giảm 99,9%.

Nền tảng khí hậu Ethereum (ECP) là một nỗ lực của Ethereum trong tiến trình bảo vệ môi trường – được thành lập bởi tập thể các tổ chức tên tuổi trong ngành, như Ethereum Enterprise Alliance, ConsenSys, Microsoft, Aave và Polygon, được ra mắt tại Trung tâm Đổi mới Toàn cầu về Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc của COP27.

Với những cách tiếp cận theo chiều hướng “xanh” này, các mạng blockchain có thể được sử dụng hiệu quả để cải thiện việc theo dõi và chứng minh cách xác minh lượng khí thải của một tổ chức hoặc chuỗi cung ứng nhất định. Nhờ tính bất biến và tính minh bạch vốn có của chúng, blockchain có thể theo dõi số liệu carbon và các số liệu môi trường khác, đảm bảo rằng tuyên bố bền vững của các doanh nghiệp là đáng tin cậy.

Ví dụ: việc triển khai hợp đồng thông minh có thể tự động hóa quy trình theo dõi lượng carbon được tạo ra ở mỗi khâu hoạt động của doanh nghiệp. Thông tin này sau đó có thể được báo cáo cho các bên dịch vụ giám sát khác nhau và chuyển tiếp rộng rãi đến công chúng. Bản chất có thể kiểm chứng, được thực thi bằng mật mã của những dữ liệu này sẽ đảm bảo rằng nó không thể bị giả mạo hoặc làm sai lệch dưới bất kỳ hình thức nào.

Ngẫu nhiên, mật mã cũng sẽ bảo vệ quyền riêng tư trong báo cáo của công ty. Nhờ công nghệ zero-knowledge (ZK), các bằng chứng không thể xác nhận có thể được tạo ra để xác nhận các thông tin cơ bản mà không cần tiết lộ nó. Về cơ bản, một công ty có thể cung cấp bằng chứng rằng họ đáp ứng các tiêu chuẩn sử dụng năng lượng khác nhau mà không phải tiết lộ dữ liệu cơ bản.

Một cách khác mà các blockchain thân thiện với môi trường có thể trở thành một giải pháp bền vững là thông qua mã hóa và phân phối kỹ thuật số các tài sản môi trường kỹ thuật số. Một ví dụ gần đây là sự phát triển nhanh chóng của thị trường tín chỉ carbon, đã thu hút sự chú ý của các tổ chức hàng đầu trên toàn cầu, từ các cơ quan đăng ký lớn nhất cung cấp chứng nhận bao gồm Verra và Gold Standard, đến các cơ quan quốc tế như Diễn đàn Kinh tế Thế giới.

Các dự án như KlimaDAO và Toucan cung cấp mã hóa carbon credits đã khơi mào nên cuộc thảo luận về tương lai của thị trường carbon và liệu người ta có nên sử dụng công nghệ blockchain vào lĩnh vực hay không và bằng những cách nào…

Ngay cả Liên Hợp Quốc cũng đang khuyến khích các ứng dụng blockchain hành động vì khí hậu và hỗ trợ các sáng kiến do cộng đồng Web3 thúc đẩy.

Các bước tiếp theo…

Chúng tôi hy vọng sẽ xuất hiện ngày càng nhiều hệ thống tập trung vào tính bền vững được ra mắt vào năm 2023, nơi những số liệu về việc sử dụng nước hoặc sản sinh nhựa có thể được theo dõi và báo cáo. 

Các chính phủ và cơ quan chức năng có thể tạo ra các tiêu chuẩn rõ ràng về mức độ tác động môi trường có thể chấp nhận được cho các ngành công nghiệp khác nhau và tận dụng các hệ thống blockchain này để giám sát chúng. Điều này không chỉ có lợi cho chính hành tinh mà còn hỗ trợ hợp lý hóa các quy trình kinh doanh thông qua những kỳ vọng rõ ràng về lượng khí thải.

Ngay cả lưới điện cũng có thể được quản lý thông qua blockchain và hợp đồng thông minh. Nơi nguồn điện được định tuyến có thể được tự động hóa phần lớn trong khi vẫn được theo dõi. Bước tiến này sẽ giúp việc sử dụng năng lượng trở nên công bằng hơn nhiều. 

Các ứng dụng cải thiện quản lý nhu cầu năng lượng có thể trở nên dễ dàng hơn, cung cấp các ưu đãi cho người sử dụng lưới điện. Tăng khả năng tiếp cận đầu tư vào cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo là một tiềm năng thực sự được kích hoạt bởi blockchain.

ECP là một ví dụ điển hình về cách thức mà Web3 có thể giải quyết thách thức này. Ngoài những nỗ lực giảm thiểu lượng khí thải carbon của Ethereum, ECP đặt mục tiêu tạo ra tác động tích cực thông qua tiến trình đầu tư vào việc mở rộng quy mô các công nghệ giảm carbon dựa trên blockchain.

Một ứng dụng quan trọng khác của blockchain và DeFi (tài chính phi tập trung) là khả năng cung cấp các công cụ để trao quyền cho các cộng đồng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu và kinh doanh tiêu dùng do doanh nghiệp tạo ra, chẳng hạn như những người sinh sống ở khu vực Nam bán cầu. 

Trong các ứng dụng khác như ở lĩnh vực chuỗi cung ứng, blockchain có thể mang lại sự minh bạch và khả năng chứng minh đáng tin cậy hơn để phân phối doanh thu và cải thiện đối xử; thế hệ tiếp theo của fair trade.

Rõ ràng, công nghệ này còn nhiều không gian để phát triển và không ai có thể phát ngôn rằng blockchain là “liều thuốc chữa bách bệnh” trong công cuộc đối phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, nhiều ban ngành đoàn thể cần phải xem xét những gì công nghệ này có thể đem lại. Có lẽ, nhân tố quan trọng nhất trong tiến trình này vẫn là trách nhiệm giải trình của các công ty tuyên bố đang tham gia vào các hoạt động bền vững. 

Thế giới nên bắt đầu chú ý và suy nghĩ rộng hơn khuôn khổ rằng blockchain là một phần của vấn đề bởi vì, trên thực tế, blockchain hoàn toàn có thể đóng vai trò là một phần của giải pháp.

Share:

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin

Bình luận

Bài viết liên quan